Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

CÔNG CỤ KHẢO SÁT KHU VỰC NUÔI CHIM YẾN


MÁY THỬ CHIM YẾN

Việc thử chim yến tại khu vực bạn muốn nuôi là điều hết sức quan trọng. Nó quyết định bạn có nên đầu tư xây dựng nhà yến tại nơi đó hay không?

YẾN TRƯỜNG TÙNG xin giới thiệu đến Quý khách bộ sản phẩm thử chim yến để chủ đầu tư có thể tự khảo sát. Bộ máy bao gồm:
  •          Máy phát.
  •              Loa phát.
  •              USB lưu tiếng kêu của chim yến.

Ø  Cách thử chim yến như sau:
·        Thử vào buổi sáng (10h – 12h) để biết vùng chim yến đang đi ăn.
 Buổi chiều (15h – 18h) để biết được vùng chim yến đang trú ngụ.
·        Tiến hành thử trong 1 – 2 ngày, có thể cách nhau một vài ngày
·      Đặt máy theo nhiều hướng để xác định hướng chim yến bay. Thông tin này để bạn xác định hướng cửa ra vào của yến cho nhà chim của mình sau này.

Ø  Cách đánh giá mức độ chim yến có thể nuôi được:
  •            Tạm được: từ 10 – 20 con/ mỗi lần gọi.
  •             Khá tốt: 20 – 50 con/ mỗi lần gọi.
  •            Tốt: trên 50 con/ mỗi lần gọi.
Ø  Môi trường thiên nhiên có thể nuôi yến được:
·        Xung quanh hoặc trong bán kính 10km – 25km là vùng thức ăn dồi dào như: rừng họ tram, bụi cây, đồng ruộng. Nơi này sinh sản nhiều côn trùng tạo nguồn thức ăn dồi dào cho chim.
·        Xung quanh có ao hồ, sông nước. Vùng này thích hợp cho chim sinh hoạt, không quá nóng.

Yến Trường Tùng

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

NUÔI YẾN TRONG NHÀ




Trong thời gian gần đây, nhiều nơi ở các tỉnh miền Trung và miền Nam nước ta đã tổ chức nuôi chim yến trong nhà. Lợi nhuận mang lại từ nhà nuôi yến là rất cao. Vì thế mọi người đổ xô xây dựng nhà nuôi chim yến. Tuy nhiên, xây dựng nhà nuôi chim yến không phải là việc đơn giản. Nhiều người thấy người khác xây nhà nuôi yến thành công nên đã tìm hiểu qua loa rồi bỏ tiền tỷ xây nhà nuôi yến. Kết quả, nhà xây xong chim yến không vào ở, hoặc chim yến vào mà không ở, chim yến vào ở nhưng không làm tổ, do đó tỷ lệ thành công không cao. Để tỷ lệ nuôi chim yến thành công cao, không lãng phí công sức, tiền bạc, cần có sự nghiên cứu kỹ, đầu tư hợp lý, nắm chắc khoa học công nghệ, đảm bảo nhà nuôi yến thân thuộc với môi trường sống của chim yến.

Nghề nuôi chim yến không phải đầu tư mua giống, mà đầu tư cách dẫn dụ chim yến ngoài tự nhiên vào nhà xây tổ.

Nuôi chim yến không phải lo thức ăn như nuôi chim, cá, heo, gà, vịt,…Thức ăn của chim yến là những côn trùng nhỏ, còn sống khi đang bay như ong, mối, ruồi, muỗi, kiến bay, chuồn chuồn, cào cào…Hàng ngày, chim yến bay đi ăn cách xa nơi làm tổ đến khoảng 300 - 400 km.

Chim yến mỗi năm sinh sản từ 2 – 4 lần, mỗi lần đẻ 2 – 3 trứng, nên với lượng tăng trưởng rất lớn. Nhà nuôi yến nào dụ chim yến giỏi và tạo môi trường sống tốt cho chim yến thì yến sẽ đến đông hơn.

Nhà nuôi chim yến phải đảm bảo nhiệt độ thích hợp, khoảng 27 – 30oC, tối ưu là 28oC và độ ẩm cao, khoảng 80 – 95%, tối ưu là 85%. Không đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, chim yến sẽ không đến ở

Sau khi xây xong nhà yến, cần khoảng vài tháng hoặc tìm cách khử mùi nhà mới, khi đó chim yến mới cảm thấy phù hợp với điều kiện sống, sẽ vào ở và làm tổ.

Xây nhà nuôi chim yến cần chú ý đề phòng các loại sinh vật có hại như chim cắt, cú, mèo, dơi, rắn, chuột, gián…Chim yến nhỏ bé, cần phải tạo cảm giác an toàn cho chúng.

Chim yến thích làm tổ ở nơi có ánh sánh lờ mờ, khoảng 0.2 – 0.6 lux và không thích hợp tiếng ồn.

Chim yến thích sống bầy đàn, thường làm tổ ở những nơi có chim yến từng làm tổ. Sau khi xây xong nhà nuôi chim yến, cần gắn các thiết bị để dụ chim, tổ giả…Nếu chúng ta xây dựng nhà mới bên cạnh nhà đã có chim yến vào làm tổ, chim yến rủ nhau về không chỉ vào nhà yến của bên cạnh  mà còn vào nhà yến của mình. Ngoài ra, nhà đầu tư nên chọn các vị trí sau để xây dựng:  


          ·        Nơi chim yến bay qua trên đường đi kiếm thức ăn và trên đường bay về tổ.
          ·        Chim yến bay vòng quanh khu vực trước khi vào tổ.

Nuôi chim yến lấy tổ là đầu tư cho tương lai lâu dài. Hôm nay chúng ta chưa thấy chim yến vào làm tổ trong nhà yến của mình. Hôm nay chúng ta chưa thấy chim vào làm tổ trong nhà mình, ta cần nghiên cứu, sửa chữa, bảo đảm đúng với môi trường sống của chim yến, chắc chắn sẽ thành công. Để đánh giá nhà nuôi yến thành công hay thất bại cần thời gian từ 2 – 3 năm. Điều quan trọng nhất khi đầu tư xây nhà nuôi chim yến, chúng ta phải hiểu đặc tính, cá tính của chim yến, nắm vững kỹ thuật, công nghệ. Có như vậy chúng ta mới thành công, không biết kỹ thuật nuôi chim yến, chắc chắn chúng ta sẽ thất bại.

Tổng hợp
Yến Trường Tùng.

NHỮNG LOÀI THIÊN ĐỊCH NGUY HIỂM CỦA CHIM YẾN

Bàn về thiên địch - những loài gây hại đến chim yến tức là chúng ta bàn về những rủi ro trong quá trình nuôi chim yến. Những rủi ro này có thể loại bỏ được nếu ta biết trước và có biện pháp phòng ngừa.


1.

Những khu vực có nhiều cú, bạn nên chú ý. Cú là loại chim săn mồi làm cho yến kiếp sợ và có thể làm hao tổn lượng yến vào nhà đáng kể. Do đó, ngay từ đầu, nếu quan sát thấy cú xuất hiện, bạn nên có những biện pháp phòng chống, cụ thể như sau:


- Lắp đèn chống cú.
- Làm bàn chông bằng đinh, chỉ lắp ở lỗ ra vào của chim yến. Trường hợp này tránh được cú đậu ở lỗ ra vào để săn chim yến.
- Phương pháp xua đuổi dân gian: dùng mũi tên lửa, sau đó dùng cung bắn vào cú. Theo kinh nghiệm dân gian, cú rất sợ lửa.

 (Các sản phẩm trên đều có bán tại YẾN TRƯỜNG TÙNG)

2. Rắn: 

Ở những nhà chim yến có nhiều cây cối xung quanh thường hay gặp rắn. Nhất là loại rắn lục/ rắn xanh. Đặc điểm loài này bò, leo rất giỏi. Rắn săn chim yến với số lượng cũng rất đáng kể. Nếu bạn không chịu khó giám sát, khả năng chỉ còn lại nhà trống. Để phòng ngừa ngay khi thiết kế hoặc cải tạo ban đầu chúng ta nên chú ý:
 ·   Đóng sát ván đóng tổ vào trần nhà – mấy con rắn rất khoái đung đưa ở khu vực này. Hơn nữa chim yến cũng không khoái làm tổ dưới những thanh trống như vậy.
 ·  Tầng dưới cùng của nhà yến phải bít kín các lỗ, khe, để rắn và côn trùng không thể vào được. Các lỗ thông hơi phải có lưới Inox.
  •  Phát quang các bụi rậm, cây cối quanh nhà ít nhất 2m.
  •  Bịt lưới các lỗ thông gió.
  •  Hóa chất: Mua bột hùng hoàng (lưu huỳnh), tên hóa học là arsenic sulfide ở các tiệm thuốc Bắc là loại bột màu vàng cam hoặc lẫn lộn giữa bột màu vàng và màu đỏ. Đây là lọai thuốc đuổi rắn rất hiệu quả. Các bác rắc bột hùng hoàng sát tường, xung quanh nhà. Khi rắn đánh hơi được mùi hùng hoàng thì chúng sẽ bỏ đi ngay lập tức vì đây là chất độc rất mạnh đối với chúng. 
Lưu ý: Các bác phải dùng bao tay cao su dầy và khẩu trang che mũi khi rắc hùng hoàng, lúc không có gió, và phải rửa tay thật sạch sau khi rắc xong vì đây cũng là hóa chất rất độc hại với chúng ta. Hùng hoàng, khi dùng nhiều và lâu, có thể thấm xuống xuyên qua nhiều lớp đất và đi vào nguồn nước ngầm, nước giếng làm chúng bị nhiễm độc. (Với sự độc hại của bột hùng hoàng như thế này thì các nhà đầu tư nên cân nhắc trước khi sử dụng, chất độc liệu có thẩm thấu vào tổ yến hay không?)
  •  Trồng cây sả, cây sắn dây, thiên lý tỏi xung quanh nhà, rắn sẽ không tới.
3. Các loại thiên địch khác: chuột, kiến, dán, thằn lằn...thì mức độ gây hại khá ít. Các loại thiên địch này cũng dễ tiêu diệt. Hiện YẾN TRƯỜNG TÙNG có bán các loại thiết bị và hóa chất giúp bạn phòng tránh và tiêu diệt các loại gây hại trên.


Một nhà nuôi yến thành công cần phải loại trước các yếu tố rủi ro.


Tổng hợp
Yến Trường Tùng