Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

DUNG DỊCH BLACK POTION - SWIFTLET HORMONE 4.5L



Công dụng: 
  • Dẫn dụ Yến vào ở và làm tổ trong nhà nuôi Yến mới.
  • Giúp tăng mật độ Yến trong nhà nuôi Yến cũ.
  • Khử mùi xi măng hoặc mùi lạ cho nhà mới.
  • Tạo mùi bầy đàn.
  • Ngăn chặn sự phát triển của côn trùng có hại.

Cách sử dụng Black Potion:
  • Lắc đều trước khi sử dụng
  • Có thể pha vào máy phun sương tạo ẩm dạng ly tâm.

Dùng cho nhà nuôi Yến mới:
  • Không pha với nước.
  • Phun sương tại lối ra vào, lối thông tầng, phòng lượn, và tường (cách gỗ làm tổ khoảng 30cm).
  • Mở nhạc phát loa dụ Yến sau khi phun Black Potion 1 ngày cho kết quả tốt nhất.

Dùng cho nhà Yến đang hoạt động:
  • Pha với nước sạch với tỉ lệ 1:2 và khuấy đều hỗn hợp.
  • Phun sương trên tường trong nhà và cách gỗ làm tổ khoảng 30cm.

DUNG DỊCH KÍCH THÍCH LÀM TỔ - SUPER HORMONE SPRAY




Xuất xứ: Malaysia
Công dụng : Kích thích chim yến lưu lại nhà yến và tăng cường làm tổ.
Super Pheromone đã được thử nghiệm và chứng minh hiệu quả tại Sabah, Sarawak và Việt Nam. Sau khi sử dụng chưa đến một tháng, bạn đã có thể thấy dấu chim yến bắt đầu làm tổ. Có rất ít sản phẩm trên thị trường cho hiệu quả nhanh như vậy.

Dưới đây là những hướng dẫn để bạn có thể sử dụng sản phẩm đúng, mang lại hiệu quả cao nhất và nhanh nhất:

  • Sau khi ngôi nhà yến của bạn hoạt động khoảng vài tuần, bạn cần quan sát dấu phân dưới sàn nhà để chọn ra những nơi và chim yến thích ở trong nhà bạn.
  • Sau khi chọn được khu vực chim yến thích ở, tập trung phun mùi ở trên những thanh ván, tổ giả ở khu vực đó. Đừng phun lên tất cả các thanh ván vì như vậy rất lãng phí.
  • Mỗi điểm nên xịt từ 1 đến 2 lần
  • Ghi nhớ những nơi mà bạn đã sử dụng mùi và quan sát lại ở lần bảo trì tiếp theo, sau 3 - 4 tuần. Đừng vào nhà yến hàng ngày.
  • Nếu nhà yến của bạn đã có chim ở lại qua đêm, hiệu quả của Super Pheromone có thể phát huy tốt nhất, xác suất chim sẽ làm tổ là rất lớn.
  • Nếu trong lần bảo trì kế tiếp, nếu bạn thấy dấu chim yến bắt đầu làm tổ, hãy tiếp tục phun mùi ở khu vực đó.

Yến Trường Tùng.

DUNG DỊCH TẠO MÙI TRONG NHÀ YẾN _ LOVE POTION




Xuất xứ: Malaysia
Công dụng:
  • Mùi đặc biệt rất có tác dụng cho các nhà yến cũ và mới.
  • Giúp thu hút chim Yến đến và làm tổ trong nhà nhanh hơn.
  • Mùi hương tăng cường giúp giữ chim non và phát triển bầy đàn.
  • Đã được kiểm chứng, tin tưởng và sử dụng bởi các trại nuôi Yến khắp Đông Nam Á từ năm 2008.
  • Dùng ngay sau mỗi mùa thu hoạch để tăng số lượng chim làm tổ.
  • Có hiệu quả khử các mùi không tốt trong nhà yến mới.
  • Được pha chế bởi người nuôi chim Yến, dùng cho các nhà nuôi chim Yến.


Cách dùng:
  • Xịt dạng hơi sương trực tiếp lên tổ giả, thanh làm tổ, loa miệng lỗ, loa dẫn dụ, loa trong nhà, phòng lượn.
  • Xịt đậm theo hình zigzac lên tường cách dưới thanh làm tổ khoảng 1.5m
  • Có thể pha vào máy phun sương tạo ẩm dạng ly tâm.
  • Sử dụng 2-3 tuần 1 lần cho nhà mới, nhà ít chim. Sử dụng khi thu hoạch tổ.
  • Tránh xịt trực tiếp vào những nơi chim đang ở và đã làm tổ rồi.
  • Một chai 2 lít có thể dùng cho 300 – 400m2
  • Không pha loãng dung dịch để đạt kết quả tối đa. Lắc đều trước khi sử dụng
  • Cất dung dịch tại nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp

Yến Trường Tùng

DUNG DỊCH DẪN DỤ YẾN - PW SUPER / PW CAIR

















Xuất xứ: Indonesia
Công dụng:

Sản phẩm có mặt trên thị trường hơn 10 năm nay. Được chứng minh là có tác dụng tạo mùi bầy đàn, thu hút chim đến làm tổ, tăng khả năng chim con ở lại.

Cách dùng:

  • Phun tỉ lệ 1 lít hóa chất/ 3 lít nước tinh khiết (phun khi bắt đầu đưa nhà Yến vào hoạt động)
  • Trung bình 10 ngày/ 1 lần
  • Công trình 100m2  phun 4 lần, mỗi lần 2 lít
  • Lắc đều trước khi sử dụng
  • Không được xịt trên tấm ván làm tổ
  • Xịt trên bức tường khoảng 1,5 m từ sàn nhà và khoảng 0,5 m từ tấm ván xuống.

Yến Trường Tùng

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

DUNG DỊCH DẪN DỤ YẾN TANALI - DẤM THIÊN NHIÊN DÙNG CHO NHÀ YẾN



Xuất xứ: Malaysia
Công dụng:
  • Giảm nồng độ nitrate hiệu quả.
  • Khử mùi ẩm mốc và mùi xi măng.
  • Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại.
  • Khử mùi hôi do phân chim và khử trùng nhà Yến.
  • Đuổi thiên địch của chim Yến: ruồi, bọ, rận, gián, chuột...
Cách sử dụng TANALI một cách hiệu quả cho nhà nuôi Yến của bạn:

I. Tanali là giấm gỗ thân thiện môi trường làm sạch môi trường nhà chim, giảm nồng độ nitrate sinh ra từ phân chim, loại bỏ vi khuẩn côn trùng có hại như gián, kiến, và nhất là con mối mọt:

Mọt hút máu chim non, khiến chúng ngứa ngáy, dễ bị rơi khỏi tổ. Khi chúng lớn, chúng không dám ở lại mà đi tìm nơi khác yên bình hơn.
  • Xịt 1-2 lần/tháng sau khi quét dọn phân chim.
  • Xịt dạng sương từ tường lên thanh làm tổ với tỉ lệ 1 : 100 (200cc Tanali hòa với 18 lít nước). Nhằm làm sạch gỗ, tạo mùi gỗ tự nhiên cho thanh làm tổ.
  • Chỉ xịt vào buổi sáng, trước 12 giờ trưa vào ngày có nắng ( không xịt trong ngày mưa).
II. Làm sạch gỗ trước khi lắp đặt và xử lý gỗ mốc: Cần 1 chậu nước sạch, 1 chậu đựng 400cc dung dịch tanali hòa với 18 lít nước (tỉ lệ 1:50).
  • Nhúng khăn lau vô dung dịch tanali rồi vắt khô.
  • Lau sạch lên toàn bộ bề mặt gỗ.
  • Giặt lại khăn bằng nước sạch rồi tiếp tục lặp lại bước 1.
Lưu ý: Thay nước sạch sau mỗi 02 lần giặt khăn. Không cần thay tanali.
Với cách này, chúng ta sẽ loại bỏ được hoàn toàn các mùi lạ, nấm mốc gỗ, các tạp chất dơ bẩn, mạt gỗ, giúp cho thanh gỗ sạch,thơm mùi gỗ, chim Yến rất thích.

Sau khi làm sạch hoàn toàn nhà yến, pha loãng dung dịch Tanali theo tỉ lệ 1:100 rồi phun lại toàn bộ nhà yến một lần nữa vì trong quá trình làm sạch nấm thì các bào tử đã phân tán ra nhà yến của bạn.

III. Phòng ngừa côn trùng có hại như gián, kiến, mọt… và làm sạch nhà mới:

Pha Tanali với nước theo tỉ lệ 1 : 50 (400cc Tanali với 18 lít nước) và phun đều khắp sàn nhà, phun lên tường trong khoảng 1.5m tính từ sàn, các ngóc nghách và kẽ hở của tường bên trong nhà Yến để loại bỏ mùi hôi, tạo môi trường trong sạch cho nhà yến.

Yến Trường Tùng.

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

PHÒNG CÚM A/H5N1 LÂY LAN TỪ CHIM YẾN: CẦN HỖ TRỢ THỎA ĐÁNG CHO NGƯỜI NUÔI YẾN


Cách tiêu diệt yến hiện nay sẽ khiến người nuôi yến thiệt hại nặng nề, lâu dài, thậm chí phá sản bởi đuổi yến đi thì dễ nhưng "dụ" yến về lại cực kỳ khó khăn.
Cơ quan thú y tiến hành tiêu hủy đàn chim yến - Ảnh: Thiện Nhân
Nghề nuôi yến hiện nay đang mang lại hiệu quả kinh tế nhất định, đồng thời đã xây dựng được thương hiệu yến VN. Việc đàn yến tại cơ sở nuôi rạp Thanh Bình (Ninh Thuận) bị tiêu hủy hết gần một nửa là điều hết sức đáng tiếc, gây ảnh hưởng đến ngành nuôi yến và cả thương hiệu yến VN trên thị trường thế giới. Số chim yến còn lại chắc chắn sẽ không về nơi ở cũ mà bay tá túc khắp nơi. Ông Lavernt Chen, chuyên gia về yến của Malaysia, nhận định: “Sau khi tiêu hủy đàn yến, việc dẫn dụ yến trở lại coi như được làm từ đầu và xác suất thành công rất thấp”.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trần Xuân Hòa, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết: “Đối với đàn gia súc, gia cầm bị dịch bệnh phải tiêu hủy được hỗ trợ theo mức quy định, tương đương 70% giá trị thương phẩm của người nuôi bán ra thị trường. Tuy nhiên, đối với chim yến nuôi hiện chưa có quy định cụ thể về mức hỗ trợ”. Theo một cán bộ lãnh đạo Sở NN-PTNT Ninh Thuận, ngành đang lúng túng trong việc đưa ra mức hỗ trợ hợp lý cho người nuôi. Đây là nghề rất đặc thù, người nuôi yến không tốn các khoản chi phí về con giống, thức ăn nhưng mức đầu tư để xây dựng một ngôi nhà yến, trang thiết bị để “dụ” yến về xây tổ thì rất cao, từ 1-2 tỉ đồng. Trong thời gian từ 1 - 3 năm, nếu “dụ” được khoảng 1.000 con về ở thì lợi nhuận thu hoạch từ tổ yến có thể cao hơn so với các nghề chăn nuôi khác. Và ngược lại, nếu không “dụ” được chim yến về ở thì xem như thất bại. Mỗi con chim yến có trọng lượng khoảng 10 gr. Nếu áp dụng mức hỗ trợ theo quy định hiện hành đối với đàn gia cầm thì rất “khó” cho người nuôi yến. Được biết, ngày 17.4, UBND tỉnh Ninh Thuận có văn bản đề nghị Bộ NN-PTNT xem xét, giải quyết chủ trương, chính sách hỗ trợ đối với đàn chim yến bị dịch bệnh phải tiêu hủy nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn.
Ông Võ Đắc Danh, một người nuôi chim yến ở huyện Nhà Bè (TP.HCM), nói: “Nếu chỉ vì phát hiện cúm trên quy mô nhỏ lẻ một vài hộ nuôi mà chúng ta tiêu hủy hết cả thì rất lãng phí và thiệt thòi cho các hộ nuôi khác. Việc tiêu diệt hết đàn chim yến sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nghề này trong thời gian tới. Theo thông tin tôi được biết, cả nước chỉ có duy nhất ngôi nhà yến (rạp hát Thanh Bình - Phan Rang) bị nhiễm H5N1, các ngôi nhà xung quanh thì không. Đặc biệt, dù chim yến chết trong ngôi nhà này bị nhiễm vi rút nhưng chim sống vẫn âm tính. Như vậy mà đem xử lý toàn bộ đàn chim yến thì chưa dựa trên cơ sở khoa học rõ ràng và hết sức nóng vội”.  

100% mẫu tổ yến âm tính với cúm A/H5N1
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống đại dịch cúm ngày 23.4, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, cho biết 145 mẫu tổ yến để xét nghiệm cho kết quả 100% âm tính với cúm A/H5N1. Với phân chim, đã lấy 120 mẫu phân chim yến xét nghiệm, 1 mẫu dương tính với cúm A/H5N1. Giám sát cho thấy 100% mẫu chim yến chết có dương tính với cúm A/H5N1. Đã tiêu hủy 10.000 chim yến, 167 kg tổ yến đã thu gom xử lý nhiệt. Sử dụng vôi bột, các loại thuốc khử trùng để xử lý toàn bộ khu vực có dịch trên đàn chim yến. Tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm có dương tính với H5N1 gửi sang Úc, Hàn Quốc để giải trình tự gien xem vi rút này có biến thể hay không. 
Liên Châu

TRUYỀN THUYẾT VỀ CHIIM YẾN ĐẠI KA

Hình chỉ mang tính chất minh họa

Trong giới nuôi Yến truyền miệng nhau 1 câu chuyện về Yến Đại Ka. Tại sao nó gọi là chim Đại Ka? nghe giống phim xã hội đen Hồng Kông thật!

Câu chuyện này ít người biết đến vì hiếm ai có thể gặp trường hợp đen đũi này.

Yến Đại Ka là 1 con hoặc 1 cặp chim Yến. Sống khá ích kỉ, thích độc chiếm và không thích sống cùng đồng loại!

Lưu truyền rằng nếu nhà bạn không may có cặp chim này thì nhà bạn sẽ không có thêm con nào khác ngoài cặp chim này. Chúng sẽ đuổi hết những con Yến vào nhà của bạn hay ở gần khu vực chúng thấy.

Và cách đây 1 năm, 1 ông chủ nhà Yến tới hỏi các chuyên gia gần xa để tìm cách khắc phục nhà Yến cho tăng số lượng chim. Ông ta làm 2 năm rồi mà chỉ có duy nhất 1 cặp chim Yến.

Vài chuyên gia có tiếng tới cũng không thay đổi được gì, nhà cũng không có chim mới vào ở. Các chuyên gia không hiểu nguyên nhân tại sao lại không có chim vào ở trong khi kĩ thuật nhà Yến này xem tới xem lui đều đúng tiêu chuẩn.

Khi câu chuyện chim Yến đại ka đến tai ông chủ, ông chủ ngờ ngợ và không tin mấy. Về tới nhà nghĩ tới nghĩ lui ông lại thấy lo lo. Thế là ông đã bắt camera vào các vị trí trọng yếu trong nhà Yến để quan sát.

Qua nhiều ngày quan sát, ông thực quả thấy như lời đồn. 20 con chim mới vào nhà chơi bị 1 con Yến đang ở trong nhà ví chạy như điên. Con chim đại ka này rượt đuổi mấy con khác cho tới khi chúng bay ra khỏi nhà mới thôi.
Hình chỉ mang tính chất minh họa

Xác định được chim Yến đại ka là có thật. Ông đã lên nhà Yến của mình bắt cặp chim này ra.

Sau 2 tuần kể từ ngày không còn chim đại ka nữa. Số lượng chim đã bắt đầu tăng mười mấy con. Thật đúng như lời đồn về chim đại ka.

Các bạn đọc nếu nhà Yến đã vào hoạt động vài năm mà chỉ có 1 cặp chim thì nên xem xét lại nhé!

Tổng hợp
Yến Trường Tùng